Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 14225

  • Tổng 2.099.044

QUẢNG BÌNH RỘNG MỞ CÁNH CỬA ĐẦU TƯ

Font size : A- A A+

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 được xem là bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển mang tính đột phá, bền vững của tỉnh trong những năm tới, cũng như mở ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước

     Tạo lực hút đầu tư

     Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 sẽ được UBND tỉnh Quảng Bình chính thức công bố vào ngày 25/6/2023.

     Ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho rằng, Quy hoạch đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn sắp đến. Qua Quy hoạch, Quảng Bình đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức, từ đó giúp nhà đầu tư trong và ngoài nước nhìn nhận, quyết định lựa chọn địa phương là điểm đến.

Theo ông Thắng, mục tiêu đến năm 2030, Quảng Bình sẽ trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ du lịch nổi bật; công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo; nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững. Tỉnh sẽ tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. “Dựa trên lợi thế đặc thù của địa phương, tỉnh xác định 4 trụ cột phát triển kinh tế, gồm du lịch, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển”, ông Thắng nói.

     Dưới góc độ xúc tiến đầu tư, ông Phan Phong Phú, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, định hướng phát triển kinh tế đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư vào Quảng Bình trong thời gian đến. Các lĩnh vực mũi nhọn, tạo đột phá cho tỉnh là những lĩnh vực đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm.

     Theo ông Phú, với định hướng lựa chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Quảng Bình hội đủ những lợi thế phát triển lĩnh vực này. Mục tiêu là đưa Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia, là bước nền tảng để đưa Quảng Bình trở thành điểm đến hấp dẫn nhất khu vực châu Á. Mục tiêu này dựa trên cơ sở địa phương sở hữu hệ thống hang động, sở hữu bãi biển trải dài, là nơi hội tụ nét văn hóa, lịch sử đặc trưng.

     “Những yếu tố này giúp Quảng Bình có thể phát triển du lịch bốn mùa kết hợp với hệ thống hạ tầng như sân bay, cảng biển, cao tốc, quốc lộ... Đây là điều kiện cần để hấp dẫn các nhà đầu tư”, ông Phú nhìn nhận.

Xét về công nghiệp, Quảng Bình lựa chọn hướng đi phát triển năng lượng sạch và tập trung phát triển Khu kinh tế Hòn La, với mô hình khu kinh tế tổng hợp. Đây là phân khúc đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả. Dưới góc độ này, có thể dự báo làn sóng đầu tư mạnh vào lĩnh vực này tại Quảng Bình trong thời gian đến.

     Bên cạnh đó, định hướng phát triển đô thị sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, bao gồm bất động sản gắn liền với du lịch - một yếu tố quan trọng để kiến tạo đô thị biển ở Quảng Bình trong tương lai. Tuyến đường ven biển liên kết chặt chẽ với đô thị lớn như Đồng Hới, Ba Đồn… sẽ là chất xúc tác đủ lớn hút dòng vồn đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng đô thị, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf...

     Liên quan đến ưu tiên phát triển, ông Phú cho biết, Quảng Bình xác định 4 trụ cột phát triển kinh tế gồm tập trung phát triển hạ tầng du lịch để lĩnh vực này thật sự là ngành kinh té mũi nhọn, xác định đây là lĩnh vực tạo đột phá tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế; phát triển công nghiệp là trọng điểm, trong đó khuyến khích kêu gọi công nghiệp sản xuất điện, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xem đây là bệ đỡ nền kinh tế, ưu tiên nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển hiệu quả, bền vững kinh tế biển.

     Quảng Bình cũng xác định 2 trung tâm động lực tăng trưởng bao gồm Khu du lịch quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Khu kinh tế Hòn La. Ba trung tâm đô thị gồm thành phố Đồng Hới, trung tâm đô thị phía Bắc là trung tâm độ thị phía Nam của Quảng Bình. Cuối cùng, Quảng Bình định vị 3 hành lang kinh tế bao gồm hành lang ven biển, hành lang Đông Tây và hành lang trung du và miền núi.

     Có thể nói, việc nhận diện những ưu đãi phát tiển theo mô hình “4-2-3-3” trong định hướng phát triển kinh tế Quảng Bình đến năm 2030 đã bao quát, nhận diện được những tiềm năng, lợi thế mang tính chiến lược của địa phương, từ đó xác định lộ trình phát triển mang tính bền vừng, hiệu quả cho Quảng Bình.

     Dư địa và cơ hội mới

     Đánh giá về cơ hội phát triển, ông Vũ Đại Thắng có góc nhìn rộng hơn về tiềm năng của Quảng Bình. Theo đó, để bao quát tất cả lợi thế phát triển của tỉnh, thì cần dựa vào không gian phát triển. Không gian phát triển của Quảng Bình không chỉ là vùng nội địa, mà còn cả 20.000 km2 không gian biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế Quảng Bình. Bên cạnh đó, không gian phát triển phía Tây, với chiều dài 200 km đường biên giới với nước bạn Lào, cũng là dư địa phát triển.

     Nhìn nhận không gian phát triển để nhận diện được ưu thế phát triển các lĩnh vực thế mạnh của địa phương. Với không gian này, năng lượng như điện gió, điện trời, điện gió ngoài khơi… sẽ là ngành kinh tế tạo thế mạnh vượt trội cho các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Bình.

     “Xu hướng chung của thế giới là tìm nguồn nguyên liệu thay thế nguồn nguyên liệu hóa thạch, không chỉ là năng lượng tái tạo, mà với cả nhà máy nhiệt điện cũng phải có nhiên liệu thay thế, từ than đá sang sử dụng hydro hoặc amoniac. Nếu sử dụng nhiên liệu thay thế này, sẽ giảm chi phí đầu tư rất nhiều so với viêc đầu tư dự án mới, đây là dư địa rất lớn”, ông Thắng nhìn nhận.

     Thực tế hiện nay, đầu tư năng lượng sạch tại Quảng Bình lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư và tỉnh nổi lên là một trong các điểm đến của dòng vốn đầu tư trong lĩnh vực này. Chẳng hạn như Dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5 MWp của Công ty TNHH Năng lượng xanh Dohwa (có vốn đầu tư của nhà đầu tư quốc tịch Hàn Quốc) và Cụm dự án Trang trại điện gió B&T (có vốn của nhà đầu tư Philippines) đang triển khai rất hiệu quả.

     Thực tiễn đã chứng minh tiềm năng phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Quảng Bình. Định hướng chiến lược ưu tiên phát triển lĩnh vực công nghiệp đã được tỉnh xác định trong Quy hoạch, đó là phát triển công nghiệp là trọng điểm, khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo. Chưa kể, tỉnh có không gian biển rộng lớn, một dư địa để phát triển năng lượng sạch theo hướng điện gió ngoài khơi vẫn còn dưới dạng tiềm năng, chờ ngày khai phá. Những yếu tố này đã gợi mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong tương lai.

     Một chuyên gia về lĩnh vực tư vấn đầu tư quốc tế nhìn nhận, Quảng Bình lựa chọn phát triển hạ tầng du lịch, với lộ trình phát triển theo thời gian từ cơ bản đến cao cấp, lấy du lịch tạo bước đột phá cho tăng trưởng. Tỉnh sở hữu nhiều lợi thế về phát triển du lịch, một địa phương vừa có biển, sông, núi, hệ thống hang động kết hợp với văn hóa đa dạng, nhiều bản sắc… Tất cả giúp du lịch Quảng Bình có thể phát triển bốn mùa trong năm.

     “Xu hướng đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nhất là du lịch xanh là một xu hướng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư có tiềm lực. Quan điểm của nhà đầu tư là hướng đến cung cấp những sản phẩm có thẻ nâng giá trị cuộc sống, vừa đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư, vừa giữ được sự trường tồn theo thời gian, sản phẩm này chỉ có thể là du lịch sinh thái, các dịch vụ có giá trị gắn liền với du lịch”, chuyên gia này nhận định.

     Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng sở hữu nhiều hang động kỳ bí, thu hút nhiều nhà thám hiểm, nhà khoa học, du khách tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm như động Sơn Đoòng, hang Én, hệ thống hang Vòm, hang Va, thung lũng Sinh tồn, hang Thủy cung… Mục tiêu phát triển Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, trong đó sản phẩm đặc trưng là tham hiểm hang động và nghiên cứu… sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư du lịch tầm cỡ trong tương lai gần tìm đến với Quảng Bình.

     Tiếp cận cơ hội đầu tư tương lai gần, có thể nhận diện rõ ở lĩnh vực kinh tế biển. Biển là lợi thế, là “mảnh đất” đầu tư màu mỡ hút các dòng vốn đầu tư vào Quảng Bình tại thời điểm này và trong vài năm đến. Cơ hội nào từ lợi thế biển? Đó chính là dựa vào lợi thế này để thu hút vốn đầu tư vào những dự án mang lại giá trị cao, tạo bước phát triển cả về chất và lượng cho Quảng Bình.

     Dưới góc nhìn này, các lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, sân golf, khu vui chơi giải trí gắn với biển…, xa hơn là hệ thống dịch vụ logistics phục vụ cả tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây kéo dài từ Myanmar xuyên qua Thái Lan, Campuchia, Lào và điểm cuối là Việt Nam, trong đó có Quảng Bình, trước khi tạo dòng chảy hàng hóa đi các nước trên thế giới qua đường biển. Những lĩnh vực “vàng” này Quảng Bình đều sở hữu và đang đợi nhà đầu tư có tâm, có tầm tìm đến khai phá…

Nguồn: https://baodautu.vn/

More